“Dịch bệnh khiến mọi người từ nông thôn đến thành thị đều có sự xáo trộn trong lối sinh hoạt cũng như các vấn đề của cuộc sống. Bản thân mình cảm nhận rõ rệt thế giới xung quanh và cả chính mình cũng đang thay đổi. Nhưng cách gia đình mình đối mặt với nó là thích nghi trong vui vẻ”, chị Nguyệt chia sẻ.
Kể từ ngày nghỉ dịch, chị chuyển sang giảng dạy online cho sinh viên tại nhà. Chuyện dọn dẹp nhà cửa, nấu đồ ăn sáng đã trở thành việc làm thường xuyên của Thỏ (12 tuổi) và Gấu (8 tuổi). Nhân kỳ nghỉ, chị Nguyệt muốn dạy thêm cho các con cách làm một số công việc nhà, tạo ra một vài món tráng miệng đơn giản như tiramisu, mousse hay caramel. Được phụ mẹ vào bếp khiến cả hai chị em đều tỏ ra háo hức.
Thỏ và Gấu cùng vào bếp. Nhân kỳ nghỉ dài, chị Nguyệt muốn dạy cho các con thêm một vài kỹ năng.
Mới đây, nhân kỷ niệm ngày cưới, chồng chị đã tặng cho vợ một bộ tạ để tập thể dục trong nhà. Thay vì đến phòng gym, giờ đây cả gia đình cùng tập thể dục mọi lúc.
“Đôi khi, mẹ vừa tập tạ, vừa nấu cơm làm cả nhà phải ôm bụng cười”, Thỏ kể.
Ở nhà những ngày “cách ly xã hội” cũng khiến cô bé 12 tuổi được làm một số kế hoạch nho nhỏ mà bình thường vốn không đủ thời gian như dựng video về những chuyến du lịch trước đó của cả nhà, làm sơ đồ tư duy về những nơi mà mình đã từng đi qua hay thuyết trình về các nước trên thế giới.
Căn hộ chung cư diện tích không quá lớn cũng được tận dụng thành nơi để hai chị em cùng nhau cắm trại. Trong khi Thỏ chọn mang theo cuốn “Trở về nơi hoang dã” đang đọc dở dang, Gấu lại lựa bộ “Ngôi nhà trên thảo nguyên” bằng tiếng Anh. Được đọc sách và chơi cùng nhau trong lều trại khiến cả hai chị em cảm thấy thích thú.
“Trước đấy, con và Gấu đôi khi có cãi cọ với nhau, nhưng thời gian này lại trở nên hòa thuận hơn bao giờ hết vì hàng ngày tụi con vẫn chơi và chia sẻ cùng nhau. Em Gấu đã thực sự trở thành một người bạn thân của con”, Thỏ hào hứng khoe.
Việc cắm trại trong nhà giúp cả hai cùng thay đổi không khí
Đến buổi chiều, khi bố đã đi làm về, cả nhà sẽ cùng uống trà và tâm sự, sau đó xem một bộ phim tài liệu như "Earth Planet" hay "Seven Worlds One Planet" của BBC. Ngoài ra, Thỏ và Gấu cũng xin mẹ cho xem mỗi ngày một tập của bộ phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” để vừa giải trí, vừa học tiếng Anh.
Chị Nguyệt thừa nhận, trước đây do bận mải, bố mẹ và con cái không có nhiều thời gian cùng nhau xem một bộ phim ý nghĩa. “Đây thực sự là khoảng thời gian cả nhà được gắn kết bên nhau”.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, chị Nguyệt cũng thường xuyên cùng các con cập nhật tin tức về dịch bệnh. Theo chị, đây là cách để giúp các con nhận thức rõ hơn về cuộc sống.
“Mình cho các con xem hình ảnh và video về cách người dân các nước đối mặt với dịch bệnh, giống như khi người Ý đứng trên ban công và hát hay chuyện người dân ở chính thành phố của mình giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn”.
Nghe những câu chuyện mẹ kể và xem những hình ảnh trên TV, cả hai chị em của Thỏ thống nhất sẽ trích một phần tiền tiết kiệm để ủng hộ vào quỹ “Mỗi ngày một quả trứng”.
“Khi con cảm thấy vẫn ổn thì có rất nhiều người đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Con muốn được giúp đỡ những người đang gặp khó khăn xung quanh mình”, cô bé 12 tuổi nói.
Cả nhà cùng chơi với nhau vào buổi tối
Cũng vì tính chất công việc, kể từ đầu mùa dịch, chị Lương Huyền (Hà Nội) tạm thời nghỉ việc ở nhà. Thu nhập của gia đình giảm đi phần nửa khiến đôi lúc chị cảm thấy căng thẳng và áp lực.
Hai vợ chồng thống nhất cuối tuần sẽ gửi con về quê cho ông bà ngoại chăm giúp. Tuy nhiên, ngày 1/4, toàn xã hội thực hiện việc cách ly, vợ chồng chị đành phải để con ở lại thành phố.
“Ở trong nhà nhiều khiến mình cảm thấy căng thẳng. Đôi khi các con ồn ào hay tranh cãi cũng khiến mình bực tức. Có những lúc mình quát con dừng lại, nhưng rồi sau đó lại nhận ra đó không phải là giải pháp tốt nhất”, chị Huyền kể.
Để giữ năng lượng tích cực cho mọi người, chị Huyền bắt đầu tìm cách giúp các con làm những việc có ích và có mục tiêu.
Buổi sáng khi thức dậy, hai cậu con trai 5 tuổi và 8 tuổi sẽ tự giác hút bụi, lau nhà và dọn khu vực chơi của mình.
Trong khi mẹ chuẩn bị bữa trưa, Bin (8 tuổi) học bài qua mạng, còn em trai sẽ ngồi tô màu. Nghỉ học dài ngày không ảnh hưởng quá nhiều đến Bin bởi cậu bé đã quen với việc tự học tại nhà.
“Con làm phiếu bài tập cô giao, đọc sách tiếng Anh online như Raz-kids, Epic và tự viết topic theo chủ đề mẹ đặt”, chị Huyền chia sẻ.
Buổi chiều, hai anh em sẽ cùng nhau tạo ra những trò chơi vận động trong nhà như nhảy lò cò lên các tờ giấy đặt sẵn hay trò bowling vui vẻ - ném bóng vào các chai nhựa xếp thành hàng trước mặt sao cho các chai đổ hết.
Tranh thủ lúc rảnh, chị Huyền cũng dạy con tập gõ 10 ngón trên Word hay tự làm các slide thuyết trình.
“Mình luôn cố gắng tạo ra thật nhiều hoạt động đa dạng để các con không cảm thấy nhàm chán. Ở trong nhà nhiều, mình cũng chú trọng cho con các hoạt động thể chất để tránh việc bọn trẻ lên cân”.
Những trò chơi được các bạn nhỏ sáng tạo trong ngày nghỉ
Hàng ngày, buổi tối là quãng thời gian lũ trẻ thích nhất bởi chúng được tham gia vào trò chơi mà chúng đã bốc thăm.
Trong “chiếc hộp bí mật” với khoảng 30 trò được ghi trong các tờ giấy nhỏ, Bin và em trai sẽ bốc một tờ giấy, trúng trò nào sẽ chơi trò đó. Các trò chơi được ba mẹ con thống nhất và cả nhà sẽ cùng tham gia vào, từ đuổi hình bắt chữ, sáng tác thơ, cắt dán,... đến các trò vận động như vượt chướng ngại vật (thi bò qua những chiếc gối, bò vào trong hộp các - tông để về đích) hay trò tắt nhạc, bật nhạc (khi nghe thấy tiếng nhạc thì nhảy hoặc làm bất cứ động tác vận động nào; khi tắt nhạc thì phải dừng lại),...
Được bốc thăm để chơi những trò mình yêu thích khiến cả hai anh em Bin đều cảm thấy thích thú. Nhờ vậy, “kỳ nghỉ bất đắc dĩ” trở nên vui vẻ và bố mẹ cũng có thể “trở lại tuổi thơ” cùng các con.
“Đôi khi con có vẻ chán khi lặp đi lặp lại một trò nhiều lần. Lúc này mình lại tìm cách cùng con thảo luận và thay thế danh sách trò chơi bằng các công việc khác con thích thú hơn.
Tất nhiên cũng có lúc con khiến mình vẫn phải tức giận hay mắng mỏ. Nhưng khi nghe thằng lớn động viên em: “Mẹ ở nhà nên khó tính, em xin lỗi mẹ đi” thì mọi bực bội lại tan biến”, chị Huyền chia sẻ.
Thúy Nga
"Chứng kiến các con đang học tiểu học mà sử dụng ứng dụng giống hệt bố mẹ đang dùng ở công ty, chợt thấy khoảng cách thế hệ thực ra không tồn tại khi nói về công nghệ".
" alt=""/>Cách mẹ Hà Nội giúp con ở nhà chống dịch vẫn vuiBà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay, Nghị quyết 88 của Quốc hội và luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn SGK là chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa; nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.
Tuy nhiên, bà Thúy chia sẻ, bà có cảm tưởng rằng xã hội hóa SGK như một tiếng kèn ngập ngừng. “Bởi ngay năm đầu chuẩn bị thực hiện chương trình phổ thông mới, đã có nhiều ý kiến đề nghị chỉ nên có 1 bộ SGK. Thậm chí, cho đến nay, vẫn có những ý kiến trái chiều”.
Thứ hai, dù đưa ra quy định xã hội hoá việc biên soạn SGK nhưng đến giờ phút này chưa có chính sách khuyến khích gì kèm theo.
Theo bà Thúy, việc SGK trở thành mặt hàng mà Nhà nước định giá cũng có thể có tác động tiêu cực đến việc thực hiện xã hội hóa SGK.
Ví dụ như SGK của môn học tiếng Anh có giá cao hơn hẳn so với giá sách của các môn học khác. Vì hầu hết sách của nhà xuất bản nước ngoài được một số nhà sách Việt Nam mua bản quyền rồi điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Nếu định giá rẻ, chắc chắn chỉ có bộ SGK được biên soạn theo Đề án ngoại ngữ quốc gia có thể đáp ứng được. Còn các bộ SGK khác khó có thể bán theo giá đó. “Như vậy liệu các nhà sản xuất có tiếp tục mua bản quyền và làm sách Tiếng Anh nữa không?”, bà Thúy đặt vấn đề.
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, kết quả của chủ trương xã hội hóa đến nay đã đạt được một số nội dung nhất định.
Thứ nhất, đó là xóa bỏ độc quyền về biên soạn, in ấn, phát hành SGK từ nhiều năm nay. “Đến thời điểm này, chúng ta đã có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn và phát hành SGK”.
Bên cạnh đó, giúp giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của Nhà nước về lĩnh vực này. “Bởi trung bình chỉ tính riêng về biên soạn, 1 bộ SGK ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí tập huấn, giáo viên và các chi phí khác nữa khoảng 400 tỷ đồng/bộ. Như vậy, 3 bộ SGK như hiện nay khoảng hơn 1.000 tỷ đồng”, ông Thưởng nói.
Ông Thưởng cho hay, theo luật Giá, hiện nay, SGK là mặt hàng kê khai giá. Các nhà xuất bản kê khai giá và Bộ Tài chính thẩm định, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm phối hợp.
“Thời gian qua, chúng ta cũng tích cực kiểm soát và làm tốt công tác này. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản, so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm giá từ 3-9%.
Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng, dù kê khai giá hay định giá thì đều là những hình thức quản lý của nhà nước (theo cách gián tiếp hay trực tiếp). Hiện nay, chúng ta có khoảng 17,5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này.
Qua nghiên cứu, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chỉnh phủ nghiên cứu để đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63 quy định SGK là mặt hàng do Nhà nước định giá. Bộ trưởng Tài chính cũng đã trình dự thảo luật Giá sửa đổi này”.
Ông Thưởng cũng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu Nhà nước có những căn cứ xây dựng tiêu chuẩn, định mức giá trần, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản.
“Mục tiêu cao nhất là hướng tới học sinh. Song, chúng ta cũng tạo điều kiện để các nhà xuất bản tham gia nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ thấp giá thành SGK nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cũng sẽ tính tới cả những sách có tính đặc thù, như sách Tiếng Anh phải mua bản quyền... Làm sao định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn và phát hành SGK”, ông Thưởng nói.
Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục bổ sung thêm những nội dung này để hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Bà Thúy cho rằng cần kiên định chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Song cũng cần nghiên cứu kỹ việc Nhà nước định giá sách, để làm sao có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền.
Theo bà Thúy, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, mấy năm qua có nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã tham gia biên soạn, xuất bản SGK. Để hài hòa các yêu cầu, có thể xem xét 2 phương án điều chỉnh việc định giá đối với SGK.
Phương án thứ nhất, chỉ định giá với SGK do doanh nghiệp nhà nước sản xuất. “Bởi theo lẽ thông thường, người ta chỉ có thể định giá tài sản thuộc sở hữu của mình, hoặc là mặt hàng do mình sản xuất ra. Vì vậy, nếu định giá, Nhà nước chỉ có thể định giá đối với SGK của doanh nghiệp nhà nước. Quy định như vậy cũng không lo SGK của doanh nghiệp tư nhân sẽ có giá cao hơn. Bởi một mặt SGK của các doanh nghiệp này vẫn thuộc diện kê khai giá; mặt khác, các doanh nghiệp này cũng phải tham chiếu giá SGK của doanh nghiệp nhà nước để có tính cạnh tranh”.
Còn phương án thứ hai, bà Thúy đề xuất, trong luật sẽ chỉ quy định các mặt hàng được định giá, trong đó có SGK, rồi giao cho Chính phủ quy định khung giá phù hợp với từng thời kỳ, trong đó quy định giá tối đa để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, quy định giá tối thiểu để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh.
“Quy định này sẽ nhất quán với điều 11 của luật Giá hiện hành, đó là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước định giá và quyết định được giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu”, bà Thúy nói.
Trong một dòng tweet tiếp theo, Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla đã gắn thẻ tài khoản Twitter chính thức của Tổng thống Nga với lời thách thức: "Ông có đồng ý tham gia cuộc đấu này không?". Vị tỷ phú khẳng định mình "tuyệt đối nghiêm túc" với quyết định này, đồng thời tuyên bố "nếu ông Putin có thể dễ dàng khiến phương Tây bẽ mặt, ông ấy sẽ chấp nhận thách đấu, nhưng ông ấy sẽ không làm vậy".
Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
![]() |
Tỷ phú Elon Musk (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP |
Tỷ phú Elon Musk từng bày tỏ ủng hộ Ukraine từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Ông cũng đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ từ Kiev bằng cách kích hoạt mạng lưới Internet thông qua vệ tinh Starlink ở Ukraine, đồng thời gửi thiết bị để khôi phục Internet cho những khu vực bị mất kết nối bởi chiến sự.
Đây không phải lần đầu tiên người giàu nhất thế giới công khai thách thức Tổng thống Putin trên mạng xã hội. Tháng 2/2021, Musk đã đăng dòng trạng thái gửi đến tài khoản Twitter chính thức của người đứng đầu nước Nga với câu hỏi: "Ông có muốn đối thoại với tôi trên Clubhouse không? Tôi sẽ rất vinh dự khi được nói chuyện với ông".
Clubhouse là ứng dụng cho phép mọi người nghe được các cuộc thảo luận và trò chuyện trực tuyến riêng tư trong một phòng chat. Dù vậy, người dùng chỉ có thể gia nhập Clubhouse khi nhận được lời mời từ người đã tham gia ứng dụng này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, tỷ phú Musk đã không liên lạc với Tổng thống Putin qua Clubhouse.
Việt Anh
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đoàn đàm phán của nước này cần làm mọi cách để ông gặp được người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
" alt=""/>Tỷ phú Elon Musk thách đấu tay đôi với ông Putin